Bước 1: Xác định mục tiêu của giao dịch mua doanh nghiệp
Trước khi làm bất cứ một công việc gì, việc đầu tiên bạn cần phải làm là xác định mục tiêu và động cơ chính của bạn. Ngay khi bạn có ý định mua một doanh nghiệp, bạn
cần phải hiểu rõ bạn muốn gì và thực hiện giao dịch này có thể đạt được mục tiêu của bạn hay không. Mặc dù các mục tiêu tăng trưởng, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, vào từng công ty khác nhau. Tuy nhiên, những lợi thế chiến lược của việc mua doanh nghiệp cần phải được xem xét. Bạn có thể có những lý do sau đây :
• Chiếm lĩnh được cơ sở khách hàng hiện tại. Khi bạn mua một doanh nghiệp có sẵn đang rao bán, bạn tiếp quản được quá trình hoạt động cùng với nền tảng khách hàng vững chắc. Thời điểm đầu tiên khi mới bắt đầu là chủ sở hữu mới của một doanh nghiệp đang hoạt động thông thường bạn phải thiết lập mạng lưới khách hàng ở nơi mà họ mua sản phẩm dịch vụ của bạn. Với một dự án kinh doanh mới thì bạn cần phải đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để thu hút những khách hàng đầu tiên.
• Đạt được sự cộng hưởng và tiết kiệm chí phí qua việc tăng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển, quản lý bán hàng, marketing và phân phối sản phẩm.
• Mong muốn phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc đạt được dây chuyền sản xuất mới, tăng công suất máy móc.
• Ổn định dòng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro kinh doanh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm.
• Mua lại đối thủ cạnh tranh để gia tăng thị phần, chiếm lĩnh được kênh phân phối, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,
• Sử dụng nguồn vốn dư thừa, nhàn dỗi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn
• Điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
• Tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới, lấy được quyền phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ sở hữu bởi doanh nghiệp mục tiêu.
• Tận dụng tiền nhàn rỗi trong dự án ‘hiệu quả thuế’. Theo quy định, cổ tức được chia bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu đều được miễn thuế đối với cổ đông tổ chức. Đối với cổ đông cá nhân, thuế thu nhập cá nhân đối với khoản cổ tức vừa được quốc hội thông qua được miễn đến hết tháng 12 năm 2009.
• Tiết kiệm về chi phí trong sản xuất và phân phối (qui mô sản xuất càng lớn, chi phí cho mỗi sản phẩm càng rẻ « economies of scale ») qua chiến lược thâu tóm theo chiều dọc, mua nhà cung cấp chính hoặc khách hàng chính của mình.
• Sự cần thiết về nhân sự chủ chốt, hoặc khai thác những tài sản chưa được ban giám đốc của doanh nghiệp bán phát hiện hoặc đã phát hiện nhưng chưa tận dụng, phát huy hết giá trị.
• Đẩy mạnh một số lĩnh vực kinh doanh như nghiên cứu phát triển hoặc marketing qua hoạt động mua doanh nghiệp.
• Thâm nhập vào thị trường mới về mặt địa lý. Trong rất nhiều trường hợp, mua một doanh nghiệp hoạt động sẵn trong thị trường mục tiêu còn rẻ hơn rất nhiều là bắt đầu thiết lập, xây dựng thị trường mới. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp thì vị trí đóng những vai trò khác nhau, tuy nhiên khi bạn mua một doanh nghiệp thường thì doanh nghiệp đó đã hoạt động tại vị trí đó một thời gian dài và khách hàng đã biết và quen thuộc địa điểm doanh nghiệp hoạt động.
• Tận dụng được vị thế thương lượng giá của doanh nghiệp mục tiêu.
• Giành được nhãn hiệu thương mại, bản quyền, bí mật kinh doanh hoặc các tài sản cố định vô hình khác thông qua giao dịch mua doanh nghiệp.
Về bản chất, các mục tiêu chính của việc mua doanh nghiệp cần phải được bạn làm rõ qua việc
trả lời những câu hỏi sau :
• Vì sao bạn lại thực hiện mua doanh nghiệp ?
• Bạn có thực sự bị thuyết phục rằng việc phát triển qua việc mua lại doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn những chiến lược khác như tự phát triển nội bộ, liên doanh, mua bản quyền, thuê bản quyền… ?
• Kết quả của giao dịch mua doanh nghiệp có củng cố được vị thế cạnh tranh của bạn trên thị trường không ?
Trước khi làm bất cứ một công việc gì, việc đầu tiên bạn cần phải làm là xác định mục tiêu và động cơ chính của bạn. Ngay khi bạn có ý định mua một doanh nghiệp, bạn
cần phải hiểu rõ bạn muốn gì và thực hiện giao dịch này có thể đạt được mục tiêu của bạn hay không. Mặc dù các mục tiêu tăng trưởng, chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, vào từng công ty khác nhau. Tuy nhiên, những lợi thế chiến lược của việc mua doanh nghiệp cần phải được xem xét. Bạn có thể có những lý do sau đây :
• Chiếm lĩnh được cơ sở khách hàng hiện tại. Khi bạn mua một doanh nghiệp có sẵn đang rao bán, bạn tiếp quản được quá trình hoạt động cùng với nền tảng khách hàng vững chắc. Thời điểm đầu tiên khi mới bắt đầu là chủ sở hữu mới của một doanh nghiệp đang hoạt động thông thường bạn phải thiết lập mạng lưới khách hàng ở nơi mà họ mua sản phẩm dịch vụ của bạn. Với một dự án kinh doanh mới thì bạn cần phải đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để thu hút những khách hàng đầu tiên.
• Đạt được sự cộng hưởng và tiết kiệm chí phí qua việc tăng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu phát triển, quản lý bán hàng, marketing và phân phối sản phẩm.
• Mong muốn phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh qua việc đạt được dây chuyền sản xuất mới, tăng công suất máy móc.
• Ổn định dòng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro kinh doanh bằng cách đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm.
• Mua lại đối thủ cạnh tranh để gia tăng thị phần, chiếm lĩnh được kênh phân phối, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,
• Sử dụng nguồn vốn dư thừa, nhàn dỗi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn
• Điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
• Tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới, lấy được quyền phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ sở hữu bởi doanh nghiệp mục tiêu.
• Tận dụng tiền nhàn rỗi trong dự án ‘hiệu quả thuế’. Theo quy định, cổ tức được chia bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu đều được miễn thuế đối với cổ đông tổ chức. Đối với cổ đông cá nhân, thuế thu nhập cá nhân đối với khoản cổ tức vừa được quốc hội thông qua được miễn đến hết tháng 12 năm 2009.
• Tiết kiệm về chi phí trong sản xuất và phân phối (qui mô sản xuất càng lớn, chi phí cho mỗi sản phẩm càng rẻ « economies of scale ») qua chiến lược thâu tóm theo chiều dọc, mua nhà cung cấp chính hoặc khách hàng chính của mình.
• Sự cần thiết về nhân sự chủ chốt, hoặc khai thác những tài sản chưa được ban giám đốc của doanh nghiệp bán phát hiện hoặc đã phát hiện nhưng chưa tận dụng, phát huy hết giá trị.
• Đẩy mạnh một số lĩnh vực kinh doanh như nghiên cứu phát triển hoặc marketing qua hoạt động mua doanh nghiệp.
• Thâm nhập vào thị trường mới về mặt địa lý. Trong rất nhiều trường hợp, mua một doanh nghiệp hoạt động sẵn trong thị trường mục tiêu còn rẻ hơn rất nhiều là bắt đầu thiết lập, xây dựng thị trường mới. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp thì vị trí đóng những vai trò khác nhau, tuy nhiên khi bạn mua một doanh nghiệp thường thì doanh nghiệp đó đã hoạt động tại vị trí đó một thời gian dài và khách hàng đã biết và quen thuộc địa điểm doanh nghiệp hoạt động.
• Tận dụng được vị thế thương lượng giá của doanh nghiệp mục tiêu.
• Giành được nhãn hiệu thương mại, bản quyền, bí mật kinh doanh hoặc các tài sản cố định vô hình khác thông qua giao dịch mua doanh nghiệp.
Về bản chất, các mục tiêu chính của việc mua doanh nghiệp cần phải được bạn làm rõ qua việc
trả lời những câu hỏi sau :
• Vì sao bạn lại thực hiện mua doanh nghiệp ?
• Bạn có thực sự bị thuyết phục rằng việc phát triển qua việc mua lại doanh nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn những chiến lược khác như tự phát triển nội bộ, liên doanh, mua bản quyền, thuê bản quyền… ?
• Kết quả của giao dịch mua doanh nghiệp có củng cố được vị thế cạnh tranh của bạn trên thị trường không ?
Bình luận