Bước 7 : Thực hiện rà soát, thẩm định doanh nghiệp mục tiêu để mua bán doanh nghiệp
Sau khi đã tiếp cận doanh nghiệp mục tiêu và bạn quyết định muốn biết thêm chi tiết cụ thể, thực tế về mọi mặt của doanh nghiệp mục tiêu, bạn bắt đầu tiến hành rà soát, thẩm định doanh nghiệp. Rà soát, thẩm định là quá trình nghiên cứu, xem xét toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu, đưa ra một bức tranh đầy đủ về doanh nghiệp đó. Quá trình rà soát được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự đã được bạn chọn lọc, với những kinh nghiệm chuyên sâu trong từng lĩnh vực liên quan như tài chính, thuế, pháp lý, chiến lược hoạt động kinh doanh…
Đây là một cuộc kiểm tra thực tế. Bên bán sẽ chuẩn bị tài liệu liên quan và bạn chuẩn bị các câu hỏi phù hợp, và sau đó tiến hành phân tích chi tiết tài liệu do bên bán cung cấp.
Quá trình đánh giá thẩm định phân tích này sẽ cung cấp những số liệu chính xác về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để bạn có thể xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu, nhận diện những rủi ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn với mục đích đảm bảo không để xảy ra những sơ suất chủ quan hoặc có chủ ý. Kết quả quá trình này là cơ sở cho mọi tính toán khác của thương vụ.
Thường thì hoạt động rà soát sẽ được chia làm hai vòng. Đầu tiên, mọi thông tin dữ liệu được bên bán cung cấp, sau đó bạn sẽ xác định những vấn đề cụ thể cần phải nghiên cứu và phân tích sâu hơn. Vòng tiếp theo sẽ là những câu hỏi và yêu cầu tổng hợp cung cấp thêm thông tin cho những chủ đề bạn quan tâm. Những câu hỏi, chủ đề bạn quan tâm tất nhiên sẽ phụ thuộc và thay đổi theo từng doanh nghiệp mục tiêu tùy thuộc vào xu hướng phát triển của lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
Nội dung rà soát thẩm định
Quá trình rà soát thẩm định thông thường được thực hiện theo ba nhóm nội dung chính: (1) tình trạng pháp lý, (2) tình hình tài chính và (3) tình hình hoạt động, chiến lược kinh doanh.
Mục tiêu của rà soát pháp lý là đưa ra những cảnh báo về tính khả thi trong lĩnh vực pháp lý của giao dịch cũng như phát hiện những rủi ro hiện tại hoặc tiềm ẩn và cung cấp cho bên mua những hiểu biết quan trọng về các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu.
Rà soát tài chính đặt ra những câu hỏi để kiểm tra tình hình sức khỏe về tài chính của doanh nghiệp. Nó quan tâm đến tài chính nội bộ của doanh nghiệp mục tiêu như chính sách tài chính kế toán doanh nghiệp áp dụng, báo cáo tài chính, nguồn doanh thu chính, chi phí, vốn chủ sở hữu, vốn vay, nợ phải thu, nợ phải trả, các dòng tiền…
Nội dung rà soát chính trong phần tình hình hoạt động và chiến lược kinh doanh
được chú ý nhiều nhất là đội ngũ nhân sự (Ban lãnh đạo bên bán); tình hình tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh; chiến lược bán hàng và marketing; yếu tố công nghệ, máy móc trang thiết bị đang sử dụng; và cuối cùng là yếu tố môi trường.
Sau khi đã tiếp cận doanh nghiệp mục tiêu và bạn quyết định muốn biết thêm chi tiết cụ thể, thực tế về mọi mặt của doanh nghiệp mục tiêu, bạn bắt đầu tiến hành rà soát, thẩm định doanh nghiệp. Rà soát, thẩm định là quá trình nghiên cứu, xem xét toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu, đưa ra một bức tranh đầy đủ về doanh nghiệp đó. Quá trình rà soát được thực hiện bởi đội ngũ nhân sự đã được bạn chọn lọc, với những kinh nghiệm chuyên sâu trong từng lĩnh vực liên quan như tài chính, thuế, pháp lý, chiến lược hoạt động kinh doanh…
Đây là một cuộc kiểm tra thực tế. Bên bán sẽ chuẩn bị tài liệu liên quan và bạn chuẩn bị các câu hỏi phù hợp, và sau đó tiến hành phân tích chi tiết tài liệu do bên bán cung cấp.
Quá trình đánh giá thẩm định phân tích này sẽ cung cấp những số liệu chính xác về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để bạn có thể xác định giá trị thực của doanh nghiệp mục tiêu, nhận diện những rủi ro hiện hữu hoặc tiềm ẩn với mục đích đảm bảo không để xảy ra những sơ suất chủ quan hoặc có chủ ý. Kết quả quá trình này là cơ sở cho mọi tính toán khác của thương vụ.
Thường thì hoạt động rà soát sẽ được chia làm hai vòng. Đầu tiên, mọi thông tin dữ liệu được bên bán cung cấp, sau đó bạn sẽ xác định những vấn đề cụ thể cần phải nghiên cứu và phân tích sâu hơn. Vòng tiếp theo sẽ là những câu hỏi và yêu cầu tổng hợp cung cấp thêm thông tin cho những chủ đề bạn quan tâm. Những câu hỏi, chủ đề bạn quan tâm tất nhiên sẽ phụ thuộc và thay đổi theo từng doanh nghiệp mục tiêu tùy thuộc vào xu hướng phát triển của lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động.
Nội dung rà soát thẩm định
Quá trình rà soát thẩm định thông thường được thực hiện theo ba nhóm nội dung chính: (1) tình trạng pháp lý, (2) tình hình tài chính và (3) tình hình hoạt động, chiến lược kinh doanh.
Mục tiêu của rà soát pháp lý là đưa ra những cảnh báo về tính khả thi trong lĩnh vực pháp lý của giao dịch cũng như phát hiện những rủi ro hiện tại hoặc tiềm ẩn và cung cấp cho bên mua những hiểu biết quan trọng về các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu.
Rà soát tài chính đặt ra những câu hỏi để kiểm tra tình hình sức khỏe về tài chính của doanh nghiệp. Nó quan tâm đến tài chính nội bộ của doanh nghiệp mục tiêu như chính sách tài chính kế toán doanh nghiệp áp dụng, báo cáo tài chính, nguồn doanh thu chính, chi phí, vốn chủ sở hữu, vốn vay, nợ phải thu, nợ phải trả, các dòng tiền…
Nội dung rà soát chính trong phần tình hình hoạt động và chiến lược kinh doanh
được chú ý nhiều nhất là đội ngũ nhân sự (Ban lãnh đạo bên bán); tình hình tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh; chiến lược bán hàng và marketing; yếu tố công nghệ, máy móc trang thiết bị đang sử dụng; và cuối cùng là yếu tố môi trường.
Bình luận