Bước 2: Xây dựng kế hoạch thưc hiện mua bán doanh nghiệp
Bản kế hoạch này xác định các việc cần phải làm, các xu hướng cơ bản chung của ngành kinh doanh mục tiêu, phương pháp tìm và tiêu chuẩn lựa chọn và đánh giá doanh nghiệp mục tiêu, chỉ tiêu về ngân sách và lịch trình thực hiện giao dịch, dự báo khoảng giá mua doanh nghiệp, số vốn cần phải huy động từ bên ngoài để phục vụ cho giao dịch và các vấn đề khác có liên quan.
Kế hoạch thâu tóm cũng đóng vai trò là một công cụ để xác định nhiều vấn đề quan trọng khi thực hiện giao dịch như:
• Quy mô và vị trí địa lý mong muốn của doanh nghiệp mục tiêu;
• Nguồn tài chính để thực hiện thương vụ mua doanh nghiệp;
• Phương thức tìm kiếm và tiêu chí sàng lọc doanh nghiệp mục tiêu;
• Kết quả mong muốn về tài chính, cũng như về sự cộng hưởng trong hoạt động kinh doanh sau khi mua doanh nghiệp
• Khoảng giá (thấp nhất, cao nhất) có thể chấp nhận được về doanh thu, tốc độ phát triển, lợi nhuận và giá trị thuần của doanh nghiệp;
• Các nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh trong thương vụ mua doanh nghiệp mục tiêu;
• Xác định rõ các thành viên của nhóm M&A và vai trò/trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm;
• Xác định bản chất của từng loại rủi ro và đánh giá khả năng chấp nhận những rủi ro;
• Kế hoạch giữ lại hoặc thay đổi ban điều hành doanh nghiệp mục tiêu
• Khả năng mua lại toàn bộ, hoặc một phần của doanh nghiệp mục tiêu hoặc bạn chỉ muốn mua một tài sản/một bộ phận hoặc cổ phiếu tại công ty con của doanh nghiệp mục tiêu? Mong muốn thay đổi toàn bộ doanh nghiệp mục tiêu, hoặc chỉ thay đổi một phần?
• Ảnh hưởng về thuế và tài chính cho phương thức thực hiện giao dịch.
Kế hoạch thâu tóm cũng đóng vai trò là một công cụ thương thuyết hữu hiệu trong việc giải tỏa lo lắng về sự phát triển của doanh nghiệp cũng như giá trị cổ phần của người bán trong trường hợp người bán vẫn còn nắm giữ một phần doanh nghiệp.
Bản kế hoạch này xác định các việc cần phải làm, các xu hướng cơ bản chung của ngành kinh doanh mục tiêu, phương pháp tìm và tiêu chuẩn lựa chọn và đánh giá doanh nghiệp mục tiêu, chỉ tiêu về ngân sách và lịch trình thực hiện giao dịch, dự báo khoảng giá mua doanh nghiệp, số vốn cần phải huy động từ bên ngoài để phục vụ cho giao dịch và các vấn đề khác có liên quan.
Kế hoạch thâu tóm cũng đóng vai trò là một công cụ để xác định nhiều vấn đề quan trọng khi thực hiện giao dịch như:
• Quy mô và vị trí địa lý mong muốn của doanh nghiệp mục tiêu;
• Nguồn tài chính để thực hiện thương vụ mua doanh nghiệp;
• Phương thức tìm kiếm và tiêu chí sàng lọc doanh nghiệp mục tiêu;
• Kết quả mong muốn về tài chính, cũng như về sự cộng hưởng trong hoạt động kinh doanh sau khi mua doanh nghiệp
• Khoảng giá (thấp nhất, cao nhất) có thể chấp nhận được về doanh thu, tốc độ phát triển, lợi nhuận và giá trị thuần của doanh nghiệp;
• Các nguy cơ từ đối thủ cạnh tranh trong thương vụ mua doanh nghiệp mục tiêu;
• Xác định rõ các thành viên của nhóm M&A và vai trò/trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm;
• Xác định bản chất của từng loại rủi ro và đánh giá khả năng chấp nhận những rủi ro;
• Kế hoạch giữ lại hoặc thay đổi ban điều hành doanh nghiệp mục tiêu
• Khả năng mua lại toàn bộ, hoặc một phần của doanh nghiệp mục tiêu hoặc bạn chỉ muốn mua một tài sản/một bộ phận hoặc cổ phiếu tại công ty con của doanh nghiệp mục tiêu? Mong muốn thay đổi toàn bộ doanh nghiệp mục tiêu, hoặc chỉ thay đổi một phần?
• Ảnh hưởng về thuế và tài chính cho phương thức thực hiện giao dịch.
Kế hoạch thâu tóm cũng đóng vai trò là một công cụ thương thuyết hữu hiệu trong việc giải tỏa lo lắng về sự phát triển của doanh nghiệp cũng như giá trị cổ phần của người bán trong trường hợp người bán vẫn còn nắm giữ một phần doanh nghiệp.
Bình luận