Bước 6 : Tiếp cận doanh nghiệp mục tiêu để mua bán doanh nghiệp
Một khi bạn tìm được doanh nghiệp phù hợp, bạn nên làm một số việc trước khi gặp chủ doanh nghiệp (hoặc người môi giới đại diện cho doanh nghiệp bán). Bạn nên tìm hiểu tại sao doanh nghiệp đó lại được rao bán – có thể do có một đối thủ lớn cạnh tranh gần đây hoặc doanh nghiệp đang trải qua một quá trình tái cơ cấu tổ chức …? Bạn hãy tìm hiểu một số thông tin chung về doanh nghiệp trước khi gặp người bán.
Khi bạn gặp và trao đổi với người bán doanh nghiệp, có thể họ sẽ yêu cầu bạn ký vào một bản thỏa thuận bảo mật thông tin . Thường thì chủ doanh nghiệp sẽ tóm tắt cho bạn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và những thông tin tài chính. Bạn nên hỏi về tất cả các vấn đề mà bạn quan tâm như : Tại sao họ muốn bán doanh nghiệp, tình hình về thị trường sản phẩm dịch vụ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự và bất kỳ câu hỏi liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh . Bạn cần biết đầy đủ thông tin về doanh nghiệp trước khi bạn quyết định có tiếp tục với lời đề nghị mua doanh nghiệp đó hay không.
Bạn nên xác định ra cần chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào, các câu hỏi cụ thể mà bạn phải đặt ra, những câu trả lời bạn muốn biết, các chiến lược point-counter-point, và kỹ xảo cho mọi tình huống có thể xảy ra. Bạn sẽ dự đoán và chuẩn bị những câu hỏi bên bán có thể hỏi bạn, cách trả lời những câu hỏi đó, làm thế nào để nhận có được những câu trả lời thật, lý do thật sự tại sao bên bán lại muốn bán doanh nghiệp
SỨ MỆNH CỦA BẠN: Khi bạn bắt đầu tham quan các doanh nghiệp, bạn sẽ có cảm giác xen lẫn của sự vui vẻ, thú vị, sợ hãi và lo lắng. Đừng lo lắng, bởi những người bán là cũng đang có cảm giác như của bạn. Sứ mệnh của bạn thật ra rất đơn giản: đầu tiên, bạn muốn tìm hiểu đủ để xác định xem bạn có muốn tiếp tục theo đuổi doanh nghiệp này không, và thứ hai, bạn cần có được đủ thông tin chi tiết để bạn có thể bắt đầu thu thập các thông tin về ngành này và các đối thủ cạnh tranh
Bạn nên chuẩn bị và hỏi những “câu hỏi khó”, hiểu được những ẩn ý, nhận thức được rằng họ sẽ nói với bạn những gì bạn muốn nghe, chứ không chắc những gì họ nói là đúng với sự thật. Bạn sẽ biết những gì bạn cần phải phát hiện và tìm ra để bạn có thể bắt đầu thu thập các thông tin quan trọng sau cuộc họp
Những điều bạn nên làm:
• Chuẩn bị cho cuộc họp (điều tra căn bản, địa điểm, xây dựng nội dung cuộc họp, các tài liệu cần thiết, thời gian, trang phục, phương tiện đi lại…)
• Chuẩn bị danh sách các câu hỏi điển hình bạn có thể bị hỏi và chuẩn bị các câu trả lời.
• Danh sách những việc cần làm sau khi kết thúc cuộc họp
• Đánh giá tình hình kinh doanh sau cuộc họp đầu tiên
• Tìm hiểu rõ các “bí mật” bạn đã phát hiện được
• Xác định xem liệu có còn những đối tượng khác quan tâm đến việc mua lại doanh nghiệp mục tiêu
Một khi bạn tìm được doanh nghiệp phù hợp, bạn nên làm một số việc trước khi gặp chủ doanh nghiệp (hoặc người môi giới đại diện cho doanh nghiệp bán). Bạn nên tìm hiểu tại sao doanh nghiệp đó lại được rao bán – có thể do có một đối thủ lớn cạnh tranh gần đây hoặc doanh nghiệp đang trải qua một quá trình tái cơ cấu tổ chức …? Bạn hãy tìm hiểu một số thông tin chung về doanh nghiệp trước khi gặp người bán.
Khi bạn gặp và trao đổi với người bán doanh nghiệp, có thể họ sẽ yêu cầu bạn ký vào một bản thỏa thuận bảo mật thông tin . Thường thì chủ doanh nghiệp sẽ tóm tắt cho bạn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và những thông tin tài chính. Bạn nên hỏi về tất cả các vấn đề mà bạn quan tâm như : Tại sao họ muốn bán doanh nghiệp, tình hình về thị trường sản phẩm dịch vụ, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức nhân sự và bất kỳ câu hỏi liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh . Bạn cần biết đầy đủ thông tin về doanh nghiệp trước khi bạn quyết định có tiếp tục với lời đề nghị mua doanh nghiệp đó hay không.
Bạn nên xác định ra cần chuẩn bị những gì và chuẩn bị như thế nào, các câu hỏi cụ thể mà bạn phải đặt ra, những câu trả lời bạn muốn biết, các chiến lược point-counter-point, và kỹ xảo cho mọi tình huống có thể xảy ra. Bạn sẽ dự đoán và chuẩn bị những câu hỏi bên bán có thể hỏi bạn, cách trả lời những câu hỏi đó, làm thế nào để nhận có được những câu trả lời thật, lý do thật sự tại sao bên bán lại muốn bán doanh nghiệp
SỨ MỆNH CỦA BẠN: Khi bạn bắt đầu tham quan các doanh nghiệp, bạn sẽ có cảm giác xen lẫn của sự vui vẻ, thú vị, sợ hãi và lo lắng. Đừng lo lắng, bởi những người bán là cũng đang có cảm giác như của bạn. Sứ mệnh của bạn thật ra rất đơn giản: đầu tiên, bạn muốn tìm hiểu đủ để xác định xem bạn có muốn tiếp tục theo đuổi doanh nghiệp này không, và thứ hai, bạn cần có được đủ thông tin chi tiết để bạn có thể bắt đầu thu thập các thông tin về ngành này và các đối thủ cạnh tranh
Bạn nên chuẩn bị và hỏi những “câu hỏi khó”, hiểu được những ẩn ý, nhận thức được rằng họ sẽ nói với bạn những gì bạn muốn nghe, chứ không chắc những gì họ nói là đúng với sự thật. Bạn sẽ biết những gì bạn cần phải phát hiện và tìm ra để bạn có thể bắt đầu thu thập các thông tin quan trọng sau cuộc họp
Những điều bạn nên làm:
• Chuẩn bị cho cuộc họp (điều tra căn bản, địa điểm, xây dựng nội dung cuộc họp, các tài liệu cần thiết, thời gian, trang phục, phương tiện đi lại…)
• Chuẩn bị danh sách các câu hỏi điển hình bạn có thể bị hỏi và chuẩn bị các câu trả lời.
• Danh sách những việc cần làm sau khi kết thúc cuộc họp
• Đánh giá tình hình kinh doanh sau cuộc họp đầu tiên
• Tìm hiểu rõ các “bí mật” bạn đã phát hiện được
• Xác định xem liệu có còn những đối tượng khác quan tâm đến việc mua lại doanh nghiệp mục tiêu
Bình luận