Việt Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ liên quan đến sản xuất như thế nào?
Về hình thức hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sản xuất, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì:
- Việt Nam có quyền không cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại (lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện) tại Việt Nam trước 11/1/2010;
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam từ sau 11/1/2010 (với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của liên doanh);
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam 11/1/2015.
Việt Nam cam kết không hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất ở nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam (phương thức cung cấp qua biên giới).
Theo cam kết, Việt Nam không được đặt ra các điều kiện về hoạt động khắt khe hơn với nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này so với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.
Về hình thức hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến sản xuất, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO thì:
- Việt Nam có quyền không cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thiết lập hiện diện thương mại (lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện) tại Việt Nam trước 11/1/2010;
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập liên doanh với đối tác Việt Nam từ sau 11/1/2010 (với điều kiện tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của liên doanh);
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam 11/1/2015.
Việt Nam cam kết không hạn chế các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất ở nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại Việt Nam (phương thức cung cấp qua biên giới).
Theo cam kết, Việt Nam không được đặt ra các điều kiện về hoạt động khắt khe hơn với nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này so với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước.
Hộp 6 - Dịch vụ liên quan tới sản xuất bao gồm những dịch vụ gì? Hoạt động gia công có thuộc phạm vi dịch vụ liên quan tới sản xuất không?Theo tài liệu CPC (Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm) của Liên Hợp Quốc, dịch vụ liên quan tới sản xuất (CPC 884 và CPC 885) thì dịch vụ liên quan đến sản xuất bao gồm các dịch vụ sản xuất có thu phí hoặc theo hợp đồng, tức là dịch vụ sản xuất cung cấp cho bên khác, trong quá trình này nguyên liệu thô không thuộc sở hữu của nhà sản xuất được chế biến, xử lý hoặc hoàn tất. Các dịch vụ lắp ráp, lắp đặt không thuộc dịch vụ xây dựng, lắp ráp đồ đạc, bảo dưỡng và sửa chữa cũng thuộc dịch vụ này. Một số ví dụ về dịch vụ liên quan tới sản xuất: - Dịch vụ được trả phí hoặc thanh toán theo hợp đồng để chế biến và bảo quản thịt, cá, hoa quả, rau, bơ sữa và bánh kẹo; - Dịch vụ được trả phí hoặc thanh toán theo hợp đồng trong các khâu hoàn thành vải dệt và sản xuất các vật phẩm trang trí vải dệt; các dịch vụ liên quan đến thuộc da phục vụ sản xuất đồ da và giầy; - Các dịch vụ in ấn thu phí hoặc thanh toán theo hợp đồng và các dịch vụ liên quan đến in ấn, ví dụ như dịch vụ đóng sách; - Dịch vụ đúc, ép kim loại và dịch vụ mạ kim loại; dịch vụ kỹ nghệ cơ khí thông thường thu phí hoặc theo hợp đồng; dịch vụ sửa chữa đi kèm với các sản phẩm kim loại, máy móc và thiết bị. Như vậy, có thể thấy có nhiều hoạt động gia công thuộc phạm vi của dịch vụ liên quan đến sản xuất. |
Bình luận