Những thuận lợi của ngành dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO?



Đối với xuất khẩu

Khi Việt Nam là thành viên WTO, các nước thành viên khác có nghĩa vụ dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sự đối xử bình đẳng (theo nguyên tắc tối huệ quốc và đối xử quốc gia). Đối với ngành dệt may, điều này có nghĩa là:

  • Về số lượng xuất khẩu : Hạn ngạch vào các thị trường được dỡ bỏ, doanh nghiệp dệt may có thể tự do xuất khẩu theo nhu cầu thị trường;

  • Về thuế quan : Theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN), hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào các nước thành viên WTO sẽ được áp dụng mức thuế tương tự như thuế đối với hàng dệt may nhập khẩu từ các nước khác vào nước đó;

  • Về việc mua bán trên thị trường : Theo nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT), hàng dệt may Việt Nam khi nhập khẩu vào một nước thành viên WTO sẽ được đối xử bình đẳng với hàng dệt may nội địa (về thuế, phí, lệ phí, các quy định liên quan đến việc bán hàng, cạnh tranh…)


Đối với sản xuất trong nước

Những thuận lợi từ việc xuất khẩu của hàng dệt may khi Việt Nam gia nhập WTO được dự báo sẽ kéo theo dòng đầu tư nước ngoài (trực tiếp và gián tiếp) lớn hơn vào ngành dệt may và hạ tầng phục vụ sản xuất dệt may. Điều này mang lại cho ngành nhiều lợi thế:

  • Khả năng cạnh tranh có thể được tăng cường (với việc bổ sung vốn cho các doanh nghiệp đang tồn tại và sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới);

  • Cơ hội tiếp cận kỹ năng quản lý và công nghệ kỹ thuật mới.


Tuy nhiên, những lợi ích và cơ hội nói trên lớn chỉ ở dạng tiềm năng. Việc biến các tiềm năng này thành lợi ích kinh tế thực sự phụ thuộc vào năng lực và sự chủ động của từng doanh nghiệp.

Bình luận