Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may trên trường quốc tế?



Lợi thế cạnh tranh chủ yếu hiện nay của ngành dệt may Việt Nam là chi phí lao động thấp. Trong những năm qua ngành dệt may đã tận dụng và khai thác có hiệu quả lợi thế cạnh tranh này để không ngừng mở rộng thị trường.

Tuy nhiên, xét trong dài hạn ngành dệt may của Việt nam sẽ phải đối mặt với một số thách thức về khả năng cạnh tranh.

  • Yếu tố cạnh tranh về giá nhân công sẽ mất dần cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, mặt bằng tiền lương trong trong xã hội đã được nâng lên.

  • Tỷ lệ nội địa hoá của ngành dệt may tuy có cao hơn so với trước nhưng vẫn ở mức thấp (30%). Hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một khối lượng lớn nguyên vật liệu và phụ kiện hàng dệt may từ bên ngoài. Do đó ngành dệt may Việt Nam trở nên rất nhạy cảm trước các biến động bất lợi trên thị trường thế giới. Đồng thời, do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên nhiều doanh nghiệp rất dễ rơi vào tình thế bị động trong việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu và phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính (tỷ giá, lãi suất và lạm phát).

  • N gành dệt may của Việt Nam chủ yếu là gia công hàng hóa và xuất khẩu qua nước thứ ba, nên hàm lượng giá trị gia tăng thấp. Thương hiệu sản phẩm dệt may của Việt Nam vì thế chưa thực sự khẳng định được tên tuổi trên thị trường thế giới.


Bảng 2 – Kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu dệt may năm 2006 và 2007































Nguyên liệu



Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)



Tốc độ tăng kim ngạch năm 2007 so với 2006 (%)



2006



2007


Vải

2.985



3.960



32,7


Bông

219



267



21,9


Sợi

544



741



36,2





Bình luận