Mua lại & sáp nhập doanh nghiệp ( Bước 10)

Bước 10 : Nguồn tài chính tài trợ cho giao dịch mua bán doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp không biết làm thế nào để tìm được nguồn vốn cần thiết để hoàn thành giao dịch mua doanh nghiệp. Thực sự là rất khó khăn để mua một doanh nghiệp khi mà không có đủ nguồn tài chính cần thiết, tuy nhiên có rất nhiều lựa chọn để doanh nghiệp mua quyết định phương thức giao dịch nào là phù hợp và mang lại lợi ích tối ưu trong tình hình tài chính hiện tại 

 

Tiền mặt

 

Doanh nghiệp của bạn chắc đã chuẩn bị một số lượng tiền mặt với mục đích mua doanh nghiệp ngay từ giai đoạn đầu khi tìm kiếm. Bạn cần có một số lượng tiền mặt nhất định trong tài khoản để đề phòng cho những tình huống khó khăn ngoài dự đoán, hoặc bạn có thể nắm giữ các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao, có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng, không nên sử dụng hết số tiền mình có, cần giữ một số tiền mặt sẵn sàng cho những sự cố có thể gặp phải khi mua một doanh nghiệp.

 

Vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng

 

Ngân hàng có nhiều chương trình cho vay tín dụng hoặc thế chấp, Bạn cần phải làm việc với một số ngân hàng để có được bản mô tả chi tiết về các chương trình cho vay, các điều kiện cần thiết và yêu cầu thanh toán dự kiến.

 

Tài trợ từ người bán

 

Tài trợ của người bán cũng là một trong những “nguồn cũng cấp tài chính”. Đó là khi người bán doanh nghiệp có một điều khoản hoặc thế chấp một phần giá trị bán, được đảm bảo bởi chính doanh nghiệp được bán đó. Ví dụ như, nếu một doanh nghiệp bán với giá100,000 USD thì người mua trả 70,000 USD bằng tiền mặt và 30,000 USD còn lại sẽ được trả dưới hình thức người bán cho người mua nợ, khoản nợ này sẽ được thanh toán trong tương lai. Lãi suất, điều khoản và hình thức thanh toán sẽ được thỏa thuận trước trong hợp đồng mua doanh nghiệp.

 

Bản thân doanh nghiệp được bán (hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp đó) sẽ là đối tượng đảm bảo cho bản khế ước (hợp đồng mua bán). Trong một số trường hợp cả bên mua cũng có những điều khoản ràng buộc trách nhiệm cá nhân tùy vào từng hợp đồng thỏa thuận mua bán. Nếu bên mua sai hẹn thì bên bán sẽ có quyền làm theo các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng ( ví như kiện ra tòa hay lấy lại tài sản….)

 

Tài trợ từ người bán là một cách rất phổ biến để tìm nguồn tài chính (hoặc không thì cũng là một phần của thỏa thuận mua bán).

 

Thế chấp tài sản cho quỹ tín dụng

 

Quy định theo pháp luật về hợp đồng thế chấp tài sản cho tổ chức tín dụng cho phép bạn chịu mức lãi suất nhất định, tùy thuộc mối quan hệ của bạn với tổ chức tín dụng. Rủi ro lớn nhất của việc thế chấp tài sản là bạn sẽ mất tài sản đó nếu như bạn không trả được nợ cùng với lãi suất đúng kỳ hạn. Hình thức vay vốn này rất phổ biến nhưng cần xem xét các rủi ro có thể xảy ra.

 

Bạn bè & Người thân

 

Đây là một hình thức hết sức phổ biến khi nhà đầu tư cần tìm nguồn vốn cho doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp thành công bắt đầu bằng tiền vốn vay từ bạn bè và người thân trong gia đình Hãy xem đó như là một trong những lựa chọn cho bạn.

 

Tuy nhiên, hãy lưu ý những ảnh hưởng tiêu cực của việc vay tiền từ bạn bè và gia đình. Điều này có thể dẫn tới một số mâu thuẫn giữa các cá nhân.

 

Tìm đối tác

 

Đôi khi, một mình mua một doanh nghiệp rồi bán chưa chắc đạt được lợi nhuận như mong muốn. Việc tìm thêm một đối tác kinh doanh cũng có thể là một lựa chọn cho bạn. Đối tác sẽ cùng bơm vốn vào mua một phần quyền sở hữu doanh nghiệp rồi bán. Nếu lựa

 

chọn hình thức này, bạn nên có một thỏa thuận hợp tác ràng buộc về trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tác, thỏa thuận này nên được luật sư chuẩn bị và soạn thảo. Luật sư của bạn có thể giúp bạn trong việc thiết lập mối quan hệ với đối tác.

 

Bình luận