Hội đồng quản trị: thành viên điều hành và thành viên độc lập

Về phân biệt thành viên điều hành thành viên độc lập


Điều 130.3 dự thảo quy định “Thành viên Hội đồng quản trị gồm thành viên điều hành và có thể có thành viên độc lập. Trường hợp Hội đồng quản trị bao gồm cả thành viên điều hành và thành viên độc lập thì trong Điều lệ và giấy tờ, giao dịch của công ty phải ghi rõ thành viên độc lập trước họ tên của thành viên Hội đồng quản trị tương ứng”. Quy định như vậy vừa làm rối rắm về mặt ngữ nghĩa vừa không phân biệt được một cách rõ ràng thế nào là thành viên điều hànhthành viên độc lập vì bản chất của điều hành hay độc lập không nằm ở chức danh người đó mà ở công việc người đó thực hiện trong công ty.


Thực tế chức năng chính của HĐQT là cơ quan ra quyết định (tập thể) nên thành viên HĐQT không có một quyền lực nào mang tính cá nhân, ngoài quyền tham gia họp HĐQT và biểu quyết. Việc tham gia họp và biểu quyết không được coi là việc điều hành (mà phải gọi là chỉ đạo mới thể hiện đúng chức năng của HĐQT) và như vậy, các thành viên chỉ đơn thuần tham gia họp HĐQT và biểu quyết thì không được gọi là thành viên điều hành.


Thành viên HĐQT chỉ được coi là thành viên điều hành nếu thành viên đó kiêm nhiệm hoặc tham gia vào bộ phận điều hành (hay thường gọi là Ban Giám Đốc) của công ty với một chức danh gắn với công việc cụ thể nào đó (ví dụ tổng giám đốc, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, giám đốc kỹ thuật…) và thực hiện các quyết định mang tính cá nhân. Thông thường trong pháp luật của nhiều nước thì thành viên điều hành được phân biệt với thành viên không điều hành thông qua một hợp đồng lao động với một công việc cụ thể nào đó (được ghi trong hợp đồng).


Còn nói thành viên HĐQT độc lập trước hết là muốn nói đến thành viên không  điều hành. Sau đó là chỉ thành viên không có bất kỳ lợi ích cá nhân nào liên quan đến công ty (không phải cổ đông hay người liên quan của cổ đông trong công ty). Với mong muốn những thành viên này sẽ ra quyết định một cách khách quan trung thực không vì lợi ích cá nhân và/hoặc của bất kỳ nhóm cổ đông nào, vì vậy LDN đã đưa chế định thành viên độc lập vào để nhằm tăng tính khách quan của các quyết định của HĐQT cũng như tăng tính giám sát các hoạt động của Ban Giám Đốc.


Để có thể hình dung một cách dễ dàng hơn vai trò của HĐQT cũng như vai trò của thành viên điều hành và thành viên độc lập, chúng ta có thể xem vẽ sau đây:


Ở hình vẽ trên, vòng tròn lớn tượng trưng cho HĐQT còn hình tam giác lớn tượng trưng cho Ban Điều Hành. HĐQT có 9 thành viên trong đó 6 thành viên độc lập (non- executive directors- không điều hành) họ không can dự vào công việc điều hành mà chỉ tham gia biểu quyết các quyết định của HĐQT và giám sát việc thực thi các quyết định đó. Các thành viên độc lập được biểu thị bằng các hình tròn nhỏ, 3 thành viên còn lại tham gia ban điều hành được gọi là thành viên điều hành (executive directors) và được biểu thị bằng các hình vuông nhỏ. Ở vị trí ở phía trên cùng của kim tự tháp sẽ là tổng giám đốc điều hành (CEO). Trong trường hợp cần thiết,


Tổng giám đốc có thể đề xuất HĐQT tuyển dụng thêm các cán bộ điều hành và các cán bộ điều hành này được biểu thị bằng các hình tam giác nhỏ.


Như vậy không nhất thiết phải ghi trong các văn bản của công ty ai là thành viên điều hành, ai là thành viên độc lập mà ngay từ điều kiện đề cử ban đầu cho đến các công việc thực hiện sau này cũng đã đủ thể hiện được sự độc lập. Ngoài ra chỉ cần quy định mỗi HĐQT có không quá một phần ba (1/3) thành viên HĐQT là thành viên điều hành và kèm theo các chế tài nếu vượt quá số lượng trần này là đủ.


( Trích Vũ Văn Tính)

Bình luận