Thị trường kinh tế, kinh doanh hiện khá phát triển, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa và hội nhập thì mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt.
Mặc dù các chế tài đăng ký nhãn hiệu hàng hoá được áp dụng, nhưng chúng ta vẫn thường thấy những vụ làm giả, làm nhái thương hiệu ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của các doanh nghiệp thương hiệu, khá nhiều vấn đề rắc rối. Khi gặp sự cố sản phẩm, dịch vụ bị làm nhái cần làm gì, cần khiếu nại, cần bảo vệ quyền lợi của mình ra sao là điều được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Giải quyết khi sản phẩm dịch vụ bị làm nhái
Hàng nhái, hàng giả mạo đã trở nên quá quen thuộc và dường như trở thành một bộ phận không hề nhỏ trên thị trường kinh doanh hiện nay. Mặc dù đã có những chế tài nhưng chưa thực sự hiệu quả. Hàng nhái, hàng giả ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi và bộ mặt của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để bảo vệ sản phẩm của mình một cách công khai, minh bạch.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mặc dù thủ tục rất đơn giản nhưng cũng có nhiều rủi ro. Vì vậy, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sớm để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tránh việc nhãn hiệu bị doanh nghiệp khác đánh cắp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp của mình.
Vậy khi phát hiện hàng nhái hàng giả doanh nghiệp cần làm gì?
– Báo ngay với các cơ quan chức năng trong việc chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Để có biện pháp đồng bộ hỗ trợ xử lý hàng nhái.
– Tăng cường công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, chủ động trong việc chống hàng nhái hàng giả.
– Doanh nghiệp tự chủ động trong phổ biến thông tin nhận diện hàng nhái hàng giả cho người tiêu dùng, cho các đơn vị phân phối để quản lý và tư bảo vệ mình trước sự xâm nhập của các sản phẩm, dịch vụ làm nhái.
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ để tự bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp
Việc kiểm soát hàng nhái, hàng giả đã và đang có những chế tài đặc biệt trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, độc quyền sở hữu tại các cơ quan có thẩm quyền, cục sở hữu trí tuệ là giải pháp để doanh nghiệp được bảo vệ trước pháp luật.
Thực hiện lựa chọn các đơn vị tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký logo thương hiệu, đăng ký quyền tác giả cho các sản phẩm kinh doanh sẽ là bước đầu tiên quan trọng để đảm bảo kinh doanh công bằng, thị trường kinh tế tri thức trong sạch cho chính các doanh nghiệp.
Các trường hợp cố ý chuộc lợi từ việc làm nhái sản phẩm, dịch vụ có tiếng hiện nay không phải là ít. Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị để bảo vệ quyền lợi của chính mình trong hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường hiện nay. Tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề mà sẽ có thủ tục đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ riêng.
Ngoài việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì còn làm gì để chống hàng giả, hàng nhái?
Để chống hàng giả một cách hiệu quả doanh nghiệp cần phải sử dụng tem chống hàng giả để bảo vệ sản phẩm tránh việc bị làm giả làm nhái.
Tem chống hàng giả có nhiều đặc tính trong việc chống hàng giả. Với việc sử dụng các chất liệu và hình thức khác nhau, tem chống hàng giả giúp xác thực nguồn gốc sản phẩm rõ ràng, minh bạch sản phẩm. Tem chống hàng giả được dán trực tiếp lên sản phầm nhằm hạn chế tối đa việc sản phẩm bị làm giả, làm nhái và bảo vệ sản phẩm.
Tem chống hàng giả đã có trên thị trường rất lâu và được nhiều nhà sản xuất, nhà phân phối sử dụng, nhằm chống lại những sản phẩm làm giả, làm nhái, chống gian lận thương mại hay gian lận quyền sở hữu trí tuệ bất hợp pháp.
Nguồn: 1check.vn
Bình luận