Mua lại & sáp nhập doanh nghiệp ( Bước 12)

Bước 12 : Giai đoạn sau khi mua doanh nghiệp
Khi giao dịch đã hoàn thành. Doanh nghiệp bán hoàn thành việc ký kết hợp đồng, bạn thực hiện các điều khoản thanh toán và giao dịch kết thúc. Bạn là chủ sở hữu mới của do- anh nghiệp tuy nhiên bạn cần phải làm một số việc cho giai đoạn chuyển tiếp.
Xác định mục tiêu cần thực hiện
Xác định mục tiêu rất quan trọng. Ngay từ khi bạn có ý định mua doanh nghiệp, bạn đã đặt ra mục tiêu và đến thời điểm này, chắc chắn bạn biết rất rõ mục tiêu của mình là gì và bạn cần phải làm gì khi tiếp quản doanh nghiệp cũng như mục tiêu mà bạn nhắm đến trong vòng 3 đến 5 năm tới. Quá nhiều những trường hợp, người mua doanh nghiệp thường phản ứng lại ngay lập tức những việc họ nghĩ là cần thay đổi, tuy nhiên, những người mua thành công là những người biết tập trung vào mục tiêu lâu dài mà họ đã xác định từ đầu. Họ thường tập trung nhắm đến những cơ hội để tăng giá trị doanh nghiệp
Nhân viên
Bạn bắt đầu thực hiện kế hoạch giữ chân những nhân viên giỏi, thành thạo công việc ở lại làm việc với doanh nghiệp sau khi giao dịch mua bán kết thúc. Có thể kể ra những lý do chính để giữ lại những nhân viên giỏi sau đây:
• Bạn mua một doanh nghiệp với kỹ năng của nhân viên mà bạn không dễ gì tìm và đào tạo được
• Nhân viên có những mối quan hệ tốt với các khách hàng cũ và có thể có ảnh hưởng
không tốt đến doanh nghiệp nếu như họ đi đặc biệt nếu họ đến làm việc cho đối thủ cạnh tranh
• Giữ lại nhân viên cũ làm tăng thêm, cải thiện tinh thần làm việc nói chung của toàn bộ nhân sự
Để giữ lại được những nhân viên này bạn nên chắc chắn với họ về những cam kết đối
với doanh nghiệp của bạn. Bạn cho họ thấy vai trò của họ là gì? Hãy gặp riêng để nói với họ. Nếu thấy cần thiết, bạn hãy làm việc với luật sư để làm hợp đồng lao động mới cho những nhân sự chủ chốt. Theo một cách nào đó, điều này thậm chí còn có thể bảo vệ bạn về lâu dài.
Trong thời gian chuyển đổi, nhân viên có thể rất băn khoăn, sẽ e ngại về sự an toàn và sự kỳ vọng công việc đối với chủ sở hữu mới. Giao tiếp cởi mở thường là cách giải quyết tốt trong các tình huống tương tự.
Khách hàng
Khi bạn đã tiếp quản doanh nghiệp, phần việc cần làm đầu tiên là quan tâm đến phản ứng của khách hàng. Khách hàng cần phải biết rằng doanh nghiệp mặc dù có thay đổi chủ sở hữu nhưng họ vẫn sẽ được chăm sóc một cách chuyên nghiệp với chất lượng sản phẩm dịch vụ không thay đổi, mà thậm chí còn có thể tốt hơn. Đây là điều chắc chắn bạn cần phải làm để giai đoạn chuyển đổi được suôn sẻ.
• Người sở hữu cũ sẽ giới thiệu bạn với khách hàng. Đây thường là cách lâu dài để duy trì khách hàng
• Nếu có thể, người sở hữu cũ sẽ ở lại với doanh nghiệp trong giai đoạn này để khách hàng thấy giai đoạn chuyển giao rất có kế hoạch, và được tổ chức thực hiện chu tất.
Khách hàng chính là chìa khóa tạo nên thành công của doanh nghiệp. Hãy tạo cho họ cảm giác thoải mái, hài lòng vì sự quan tâm của chủ doanh nghiệp mới trong việc khẳng định vai trò và tầm quan trọng của khách hàng trong việc duy trì và thành công của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đóng vai trò không nhỏ trong thành công của bạn. Ngay từ khi bạn tiếp nhận doanh nghiệp bạn cần thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với người bán để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào được cung ứng kịp thời và với điều khoản tốt về tín dụng thương mại.
Đây là 2 bước bạn có thể làm việc với nhà cung cấp trong quá trình chuyển đổi.
• Lòng Tin : Nếu nhà cung cấp của bạn gia hạn cho bạn kỳ hạn thanh toán dựa trên đề nghị mua của bạn, tiêu biểu là họ sẽ cần lòng tin từ bạn. Bạn càng muốn họ chấp thuận nhanh thì bạn phải tạo lòng tin cho họ.
• Giải thích cho người sở hữu cũ hoặc nhân viên về các quy trình đặt hàng của các nhà cung cấp là khác nhau
• Thời hạn thanh toán. Nếu nhà cung cấp ra hạn thanh toán đơn đặt hàng cho bạn là 30 ngày để tạo lòng tin bạn nên thanh toán trong vòng 30 ngày đó.
Quản lý tài chính.
Tổ chức quản lý tài chính của doạnh nghiệp từ khi bắt đầu tiếp quản là chìa khóa của sự thành công. Thường người chủ sở hữu mới của doanh nghiệp cần một số thời gian để định vị vị trí của mình và họ chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ qua kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
Bạn nên chú trọng không chỉ về số liệu về doanh thu, mà các số liệu về chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí lương, chi chí quản lý, khoản chi đầu tư cơ sở hạ tầng, ngoài ra thời điểm chi cũng rất quan trọng, bạn cần kiểm soát được dòng tiền mặt của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Mua, sở hữu và điều hành một doanh nghiệp là một phần thưởng cũng như một trải nghiệm tuyệt vời. Chúc bạn may mắn trong hành trình đầy thách thức và cũng rất thú vị này !!
Một số ý trong tài liệu hướng dẫn này được trích dẫn từ “ Cẩm Nang Mua bán & Sáp nhập tại Việt Nam” do Việt Nam M&A Network xuất bản tháng 6 năm 2009. Bạn có thể tham khảo cuốn cẩm nang này nếu muốn tìm hiểu sâu hơn các vấn đề xoay quanh hoạt động M&A cũng như có một cái nhìn tổng quát về hoạt động M&A tại Việt nam ./.
SOURCE: VIETNAM M&A NETWORK - WWW.DUAN.VN
Trích dẫn từ: http://www.manetwork.vn/mua
THS. NGUYỄN TRÍ THANH – Đại Học Học Hitotsubashi – Nhật bản & THS.BÙI ANH TUẤN – Đại học tổng hợp Columbia, Hoa Kỳ

Bình luận